Điện năng lượng hòa lưới là gì? ưu và nhược diểm?
Điện mặt trời hòa lưới là giải pháp tiết kiệm điện năng, tạo ra điện từ nguồn năng lượng tái tạo sạch, bền vững và đang trở thành xu hướng của tương lai.
Định nghĩa về điện năng lượng mặt trời hòa lưới là gì ?
Điện mặt trời nối lưới hay còn gọi là điện mặt trời hòa lưới là hệ thống hoạt động lấy năng lượng từ dòng bức xạ của mặt trời, chuyển hóa thành điện năng và nối trực tiếp vào hệ thống lưới điện có sẵn.
Mô hình này được chia thành 2 loại: hệ thống có dự trữ và hệ thống không dự trữ.
Mô hình này đang được sử dụng rộng rãi ở các hộ gia đình, văn phòng, toàn nhà, nhà xưởng, nhà máy, các trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà ga, sân bay và các nhà máy sản xuất điện mặt trời.
Ở các hộ gia đình, văn phòng, nhà xưởng, bệnh viện… hệ thống điện mặt trời được lắp đặt trên mái nhà nên còn được gọi với tên điện mặt trời áp mái.
Nguyên lý hoạt động điện mặt trời hòa lưới như thế nào?
Về cơ bản, hệ thống điện mặt trời hòa lưới bao gồm:
Tấm pin năng lượng mặt trời, bộ hòa lưới (inverter), tủ bảo vệ & phân phối DC/AC. Nguyên lý hoạt động như sau:
- Tấm pin hấp thu ánh sáng mặt trời tạo ra điện 1 chiều
- Điện 1 chiều (DC) đi qua bộ hòa lưới chuyển thành điện xoay chiều (AC) cùng pha, cùng tần số với điện lưới
- Dòng điện xoay chiều đi đến tủ điện để cung cấp cho các thiết bị điện.
- Khi sản lượng điện tạo ra nhiều hơn lượng điện tiêu thụ, điện dư sẽ được đưa lên hòa chung với điện lưới quốc gia.
Hệ thống này không dự trữ, không cần dùng ắc quy. Với hệ thống dự trữ, sẽ cần thêm ắc quy dự trữ, điện thu được sẽ nạp đầy cho ắc quy rồi tự động chuyển sang chế độ hòa lưới điện.
Khi mất điện, hệ thống sẽ hoạt động như một hệ thống độc lập.
Như vậy, nói một cách dễ hiểu, với hệ thống điện mặt trời hòa lưới:
- Khi công suất tạo ra bằng nhu cầu tiêu thụ: sẽ dùng điện hoàn toàn từ pin mặt trời.
- Khi công suất tạo ra nhỏ hơn nhu cầu tiêu thụ: sẽ lấy thêm điện lưới bù vào. Buổi tối hoặc khi không có nắng, sẽ dùng hoàn toàn từ điện lưới.
- Khi công suất tạo ra lớn hơn nhu cầu tiêu thụ: sẽ vừa dùng vừa phát lên điện lưới (vừa dùng vừa bán).
Giá lắp điện mặt trời hòa lưới 2020 bao nhiêu? Gia đình, nhà xưởng lắp điện mặt trời trên mái nhà và có hòa lưới thì tính giá thế nào?
Theo dự thảo Quyết định của Thủ tướng về cơ chế khuyến khích điện mặt trời áp dụng sau ngày 30/6/2019:
– Giá điện mặt trời áp mái được đề xuất mức 8,38 cent/kWh (tương đường 1.940 đồng); áp dụng cho những dự án điện vận hành trong giai đoạn từ ngày 01/7/2019 đến hết năm 2020.
– Giá điện năng lượng mặt trời hòa lưới được đề xuất mức 7,09 cent/kWh (tương đương 1.620 đồng); áp dụng cho những dự án đã và đang triển khai xây dựng trước ngày 23/11/2019 và vận hành thương mại trong giai đoạn từ ngày 01/7/2019 đến hết năm 2020.
– Giá điện mặt trời nổi là 7,69 cent/kWh (tương đương 1.758 đồng).
Giá này chưa bao gồm thuế VAT và việc điều chỉnh sẽ theo biến động tỷ giá đồng Việt Nam với đồng đô la Mỹ (tỷ giá VND/USD).
Với các hộ gia đình, nhà xưởng, bệnh viện… (gọi chung là công trình) lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà và có hòa lưới thì được tính theo mức giá điện mặt trời áp mái.
Ưu điểm điện mặt trời hòa lưới là gì?
Việc lắp đặt và sử dụng điện mặt trời hòa lưới mang lại nhiều ưu điểm nổi bật:
- Đơn giản, ít tốn kém cả đầu tư ban đầu và kiểm tra bảo dưỡng
- Độ bền rất cao, có thể đến hơn 30 năm không cần thay thiết bị
- Có thể sử dụng điện cả khi không có ánh nắng mặt trời (ban đêm, ngày mưa, nhiều mây…)
- Thời gian hoàn vốn ngắn (chỉ khoảng 4-5 năm), sau đó dùng điện hoàn toàn miễn phí và có nguồn thu từ bán điện dư, mang lại lợi ích kinh tế rất lớn
- Giảm tải cho điện lưới vào mùa khô và giờ cao điểm ban ngày, bổ sung điện cho điện lưới quốc gia, hạn chế nguy cơ thiếu điện
-
Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo sạch, bền vững, góp phần bảo vệ môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính.
Nhược điểm điện mặt trời hòa lưới là gì?
- Nhưng hiện nay, các dòng sản phẩm, trang thiết bị điện mặt trời khá đa dạng, chất lượng cao với nhiều mức giá; người đầu tư điện mặt trời có thể lựa chọn đơn vị thi công uy tín để được tư vấn, lắp đặt hệ thống phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế.
- Hơn nữa, với thời gian hoàn vốn ngắn, vừa dùng vừa bán, đây vẫn là một cách đầu tư sinh lời cao.
- Không thể sử dụng điện nếu mất điện lưới quốc gia. Điều này để đảm bảo an toàn cho các nhân viên điện lực.
- Tuy nhiên, nếu có trang bị ắc quy dự trữ, có thể sử dụng điện như một hệ thống độc lập.
Làm thế nào để lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời này?
– Để lắp đặt điện mặt trời hòa lưới, bạn nên liên hệ đơn vị thi công, lắp đặt điện mặt trời uy tín, nhiều kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng công trình và có chế độ bảo trì, bảo dưỡng tốt nhất.
Vì hệ thống điện mặt trời có tuổi thọ lên tới 30 năm nên nếu lắp đặt không đảm bảo, chất lượng không tốt, bạn sẽ phải mất thêm chi phí sửa chữa, thay thế.
-Hơn nữa, người sử dụng điện còn có thể gặp rủi ro nếu việc lắp đặt không đảm bảo kỹ thuật.
Tường Vinh Energy là một trong các đơn vị hàng đầu Tại Tây Ninh chuyên thi công điện mặt trời áp mái cho dân dụng, công nghiệp, nhà máy và trang trại năng lượng mặt trời, có bề dày hoạt động trên 13 năm. Với đội ngũ nhân viên kỹ thuật chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đến nay, Tường Vinh Energy đã thi công hơn 100MWp và đang vận hành hơn 250 hệ thống điện mặt trời, Tường Vinh Energy cam kết mang đến khách hàng các dự án điện mặt trời chất lượng cao, hiệu suất cao và tuổi thọ trên 30 năm, giúp khách hàng đầu tư lâu bền và sinh lợi lâu dài.
Để được tư vấn, lắp đặt hệ thống điện mặt trời, vui lòng liên hệ: 0933 003 91 0903 769 392.
Chi phí lắp đặt ban đầu khá cao.